Rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như ngày nay. Không những vậy, rác thải nhựa còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cùng EQUO tìm hiểu sâu hơn về thực trạng rác thải nhựa cũng như những giải pháp cần thiết cho vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Rác Thải Nhựa Là Gì?
Rác thải nhựa là tất cả những vật dụng làm bằng nhựa không còn giá trị sử dụng và bị thải ra ngoài môi trường chẳng hạn như túi nilon, chai lọ bằng nhựa, chén bát nhựa, muỗng nhựa, ống hút nhựa,... Đặc điểm chung của loại rác thải này là phải mất hàng trăm cho đến hàng nghìn năm để phân huỷ hết trong môi trường tự nhiên.
Hiện nay, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường đã lên đến mức mất kiểm soát do thói quen sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần của con người. Điều này dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng đáng báo động hơn bao giờ hết.
Nguồn: Internet
Nguồn Gốc Của Rác Thải Nhựa
Như đã đề cập ở trên, loại rác này hình thành từ những vật dụng nhựa bỏ đi, không còn giá trị sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều lĩnh vực trong đời sống cần đến sự xuất hiện của chất liệu nhựa, bởi những vật liệu này vô cùng tiện lợi và có tính ứng dụng cao trong đời sống.
- Rác thải nhựa sinh hoạt: Đến từ các khu chợ, dân cư đông đúc, nhà hàng, quán ăn hoặc ngay tại gia đình. Các hoạt động vui chơi, giải trí cũng thải ra môi trường rất nhiều rác thải nhựa
- Rác thải nhựa y tế: Đây là lĩnh vực có lượng rác thải nhựa dùng một lần rất lớn vì để đảm bảo độ an toàn và tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm. Các vật dụng thường gồm: Bao tay, túi nilon, kim tiêm, dụng cụ bọc y tế,...
- Rác thải nhựa công nghiệp: Đến từ các nhà máy chuyên sản xuất đồ dùng nhựa, đây cũng là nguồn tạo ra lượng rác thải nhựa lớn thứ hai sau rác thải sinh hoạt.
- Một số nguồn khác: Công viên, trung tâm thương mại, khu vui chơi, trường học...
Nguồn: Internet
Thực Trạng Rác Thải Nhựa Ở Việt Nam
Thực trạng tiêu thụ nhựa và xả rác thải nhựa ra môi trường
Hiện nay, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn đang ở mức báo động do nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng nhưng ý thức và các hoạt động tái chế rác thải của người dân vẫn chưa cải thiện.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam ghi nhận, nước ta hiện đang là một trong số 20 quốc gia có lượng tiêu thụ nhựa hằng năm cực kỳ cao. Trong đó, ước tính trung bình mỗi người dân tiêu thụ từ 3 - 4kg nhựa/năm. Đặc biệt khi cuộc sống ngày càng phát triển, con số này lại ngày một tăng cao, đến năm 2018 đã chạm ngưỡng 41.3kg/ năm.
Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra rằng, hàng năm tại Việt Nam có đến hơn 1.8 triệu tấn rác thải nhựa xả ra môi trường. Phần lớn loại rác này sẽ đổ dồn về môi trường nước như: ao, hồ, sông, biển,… (từ 0.28 - 0.73 triệu tấn, và chiếm khoảng 6%). Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với mật độ dân số dày đặc, lượng rác thải nhựa đã lên đến gần 80 tấn/ ngày (bao gồm cả nhựa và nilon).
Có thể thấy, mức độ tiêu thụ và xả rác thải nhựa ra môi trường tại Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai, nếu Việt Nam không thể đưa ra những biện pháp khắc phục, rất có thể người dân sẽ phải đối mặt với tình trạng “ô nhiễm trắng” nghiêm trọng.
Nguồn: Internet
Thực trạng tái chế rác thải nhựa
Các số liệu về tình hình tiêu thụ và xả rác thải nhựa ra môi trường kể trên đã cho thấy công tác xử lý và tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam vẫn còn khá yếu kém và bất cập. Chỉ có khoảng 10% trong số 1.8 tấn rác thải nhựa xả ra môi trường được tái chế, 90% còn lại gần như chỉ xử lý bằng cách vùi lấp, chôn hoặc đốt.
Nguyên nhân chính của thực trạng đáng buồn này thường do lĩnh vực tái chế, xử lý rác thải tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều hạn chế và phân bố nhỏ lẻ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này vì do nguồn vốn ít, công nghệ lỗi thời,... nên không đạt hiệu quả cao. Một lý do đặc biệt khác là do phần lớn người dân vẫn chưa có ý thức giảm thiểu, phân loại và xử lý rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày.
Tác Hại Của Rác Thải Nhựa
Nhiều người dùng hiện nay vẫn ngang nhiên sử dụng và vô tư xả rác thải nhựa ra môi trường mà không hề biết có thể đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 3 đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của rác thải nhựa:
Với sinh vật biển
Đa số rác thải nhựa đến từ rác sinh hoạt của người dân, do không được xử lý đúng cách nên lượng rác này bị vứt bừa bãi và theo dòng nước từ ao hồ đổ ra sông suối, biển cả. Theo thời gian, lượng rác thải trên biển ngày càng nhiều gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho các sinh vật biển.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng hơn 250 loài động vật biển ăn phải lượng lớn hạt vi nhựa. Các mảnh nhựa không thể phân hủy khiến chúng bị ngạt thở, cản trở đến hệ tiêu hóa hoặc làm các tế bào ngưng hoạt động. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các loài sinh vật biển quý hiếm bị tuyệt chủng, suy giảm sự đa dạng sinh học một cách nghiêm trọng.
Nguồn: Internet
Với môi trường
Trong môi trường tự nhiên, rác thải nhựa phải mất từ hàng trăm cho đến hàng ngàn năm để phân hủy. Tùy vào cấu trúc và chất liệu của từng đồ vật mà thời gian này có thể kéo dài lâu hơn, chẳng hạn: chai lọ nhựa mất khoảng 500 năm, túi nilon khoảng 100 năm, ống hút nhựa từ 100 - 500 năm, ly xốp khoảng 300 năm,...
Rác thải nhựa lâu năm bị vùi lấp trong đất sẽ làm thay đổi cấu trúc và tính chất vật lý của đất, gia tăng khả năng ô nhiễm. Hơn nữa, đất cũng dễ gặp tình trạng bị xói mòn và thiếu dinh dưỡng trầm trọng do rác thải làm bít tắc mạch nước ngầm.
Một số mảnh vi nhựa, xác chai nhựa trong đất cũng dễ bị các loài động vật ăn phải khiến chúng tử vong, tuyệt chủng và mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái. Khí đốt từ rác thải nhựa cũng gây ra các chất độc như: đi-ô-xin, furan,... làm ô nhiễm không khí, nghiêm trọng hơn là thủng tầng ozone.
Với con người
Rác thải nhựa phải mất hàng trăm, hàng triệu năm để có thể phân hủy hoàn toàn hoặc chỉ tiêu biến đi một phần nhỏ. Khi đó, các mảnh vi nhựa độc hại có thể đi vào đất, nguồn nước, thức ăn của con người gây nên các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như: bệnh đường hô hấp, mất cân bằng hệ bài tiết, rối loạn hoocmon,...
Mặt khác, các mảnh vi nhựa với kích thước siêu nhỏ rất dễ nhiễm khuẩn và mang vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào trên cơ thể gây nên các biến chứng như: stress oxy hóa cho các tế bào, kích hoạt nhiễm trùng, tăng nguy cơ tổn thương cho các tế bào bên trong cơ thể,...
Một số loại túi nilon khi đốt sẽ tạo nên các khí thải chứa đi-ô-xin độc hại, khiến cơ thể người dễ bị ngộ độc và sản sinh ra các tế bào gây ung thư mãn tính cực kỳ nguy hiểm.
Nguồn: Internet
Các Biện Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa Hiện Nay
Từ các thông tin trên, có thể thấy tác hại của rác thải nhựa thực sự rất nghiêm trọng và đáng báo động. Tuy nhiên, nếu chưa thể hoàn toàn nói không với rác thải nhựa, bạn cũng có thể thực hiện một vài cách dưới đây để giảm thiểu lượng rác ra môi trường:
- Phân loại rác thải thành hai nhóm chính: rác vô cơ, rác hữu cơ để có biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả.
- Mang theo bình nước cá nhân khi ra ngoài để thay cho các chai nhựa, ly nhựa dùng một lần.
- Hạn chế hoặc tái chế túi nilon khi đi chợ, siêu thị và thay thế bằng các loại túi vải.
- Loại bỏ thói quen sử dụng các đồ dùng nhựa một lần: ống hút nhựa, muỗng nhựa, chén nhựa,...
- Sử dụng các đồ dùng có chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường như: cỏ bàng, bã mía, gạo, giấy, thủy tinh,...
EQUO Việt Nam chính là một trong những thương hiệu cung cấp giải pháp bền vững để thay thế đồ nhựa dùng 1 lần, chẳng hạn như ống hút cỏ, ống hút gạo, ống hút bã mía, ống hút dừa, ống hút cà phê Nếu là người theo đuổi lối sống xanh, thân thiện với môi trường thì EQUO là nhà cung cấp sản phẩm thiên nhiên uy tín mà bạn nên tham khảo.
Các loại ống hút thân thiện môi trường của EQUO luôn đảm bảo được nguồn nguyên liệu sạch 100% tự nhiên, không chứa các chất độc hại, không phẩm màu, không chất tạo mùi khó chịu. Đặc biệt, tất cả sản phẩm ống hút tự nhiên đều có khả năng phân hủy hoàn toàn và nhanh chóng, không gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường như rác thải nhựa.
Việc thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa sang các dạng ống hút tự hủy cũng là một biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả. Hành động tuy nhỏ nhưng cũng có thể tạo nên thay đổi tích cực đối với môi trường và mẹ thiên nhiên.
Đồ dùng nhựa vẫn chưa thể thay thế hoàn trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng và tái chế thì những tác hại tiêu cực của rác thải nhựa sẽ được giảm thiểu đáng kể. Mỗi chúng ta cần chung tay hành động và thay đổi thói quen sử dụng đồ dùng nhựa để môi trường, Trái Đất trở nên xanh-sạch-đẹp. Và đừng quên ghé thăm website của EQUO Việt Nam để tham khảo thêm các sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường nhé!
>>> Xem thêm:
- Công Dụng Của Ống Hút Gạo - Sản Phẩm Mới Thân Thiện Môi Trường
- Ống hút cỏ là gì? Giá bao nhiêu? Lợi ích của ống hút bằng cỏ
- Ống hút bã mía: Lợi ích, quy trình sản xuất và giá bán | EQUO
- Ống hút dừa EQUO làm từ nước dừa, thân thiện với môi trường
- Ống hút bã cà phê EQUO tự phân hủy, dùng được cho đồ uống nóng