Phân Hữu Cơ: Loại Phân Bón Có Tác Dụng Bảo Vệ Môi Trường Tối Ưu

phân hữu cơ

Anh Ha |

Phân bón hóa học khi sử dụng lâu dài không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái. Do đó, sử dụng phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học là giải pháp bảo vệ môi trường được nhiều nhà sản xuất nông nghiệp lựa chọn hiện nay. Cùng EQUO tìm hiểu về khái niệm và lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ nhé!

Phân Hữu Cơ Là Gì?

Phân hữu cơ (hay còn gọi là phân bón Organic) là loại phân bón có thành phần chính là các chất hữu cơ tự nhiên. Các chất này được hình thành từ phế phẩm trong các khu sản xuất nông nghiệp, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn, tàn dư thân, lá cây hoặc từ rác thải sinh hoạt, nhà máy sản xuất thủy, hải sản,... 

Phân hữu cơ chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi và được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng rau sạch. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất màu mỡ hơn, làm tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất bằng việc cung cấp các chất mùn, các loại vi sinh vật và chất hữu cơ. Các chất này đều là những chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ được. Đặc biệt, các thành phần trong phân hữu cơ đều là các chất lành tính, do đó rất thân thiện với môi trường.

Phân hữu cơ thân thiện với môi trường

Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Phổ Biến Hiện Nay

Dựa vào nguồn gốc đa dạng mà phân hữu cơ được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có 2 loại phân bón hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất đó là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.

Phân Hữu Cơ Truyền Thống

Phân hữu cơ truyền thống là dòng phân có nguồn gốc từ phân của gia súc, gia cầm, phế phẩm từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phân xanh như thân cây, lá cây, rơm, rạ,... Dòng phân này được sản xuất theo phương pháp ủ phân truyền thống.

Các loại phân hữu cơ truyền thống chứa các chất dinh dưỡng, khoáng đa, trung, vi lượng, các chất hữu cơ tốt cho cây trồng. Đây là một loại phân bón thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của loại phân này không được cao, thời gian xử lý lâu và có hiệu quả khá chậm.

Phân hữu cơ truyền thống được chia thành các loại như phân xanh, phân chuồng, phân rác và than bùn.

Phân hữu cơ truyền thống được chế biến từ phương pháp ủ truyền thống

Phân xanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là thân và lá cây.

  • Ưu điểm: Giúp cải tạo đất hiệu quả, hạn chế xói mòn. 
  • Nhược điểm: Thường được dùng để bón lót do hiệu quả chậm, một số trường hợp có thể gây ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân, lá cây trong đất, dễ tạo ra các khí độc hại. 

Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm. 

  • Ưu điểm: Chứa chất dinh dưỡng từ khoáng đa, trung, vi lượng, giúp đất phì nhiêu, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.
  • Nhược điểm: Do chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp, khi bón phân chuồng cần phải bón với lượng lớn. Ngoài ra, nếu không được xử lý kỹ, phân chuồng có thể gây các mầm bệnh cho cây trồng.

Phân rác có nguồn gốc từ rơm rạ, lá, thân cây,...

  • Ưu điểm: Giúp đất tơi xốp, chống hạn, tăng độ bám cho đất.
  • Nhược điểm: Quá trình sản xuất phân rác cần mất một khoảng thời gian dài. Hàm lượng dinh dưỡng của loại phân này cũng tương đối thấp. Không những thế, phân rác còn có thể mang các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.

Than bùn cần phải được chế biến mới có thể bón cho cây trồng.

  • Ưu điểm: Giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất hiệu quả.
  • Nhược điểm: Quy trình chế biến than bùn khá phức tạp, cần tốn nhiều thời gian và mất nhiều công sức.

Phân Hữu Cơ Công Nghiệp

Phân hữu cơ công nghiệp được sản xuất từ các loại chất hữu cơ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Quy trình sản xuất loại phân này sử dụng phương pháp chế biến công nghiệp với khối lượng chất hữu cơ có thể lên đến hàng nghìn tấn. Cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học và kỹ thuật, chất lượng của phân bón hữu cơ công nghiệp ngày càng được nâng cao rõ rệt. Dưới đây là 3 loại phân bón hữu cơ được chế biến công nghiệp phổ biến hiện nay.

Phân hữu cơ công nghiệp được nhiều người sử dụng hiện nay

Phân hữu cơ vi sinh 

Phân bón vi sinh là loại phân được nhiều người sử dụng hiện nay. Đây là loại phân trong thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích khác nhau như vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo, vi sinh vật cố định đạm,...

Ưu điểm:

  • Phân giải các chất khó hấp thụ cho cây, giúp cây hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn
  • Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là chất đạm
  • Ngăn chặn các mầm bệnh phát sinh 
  • Phát triển, tăng trưởng các hệ vi sinh vật cho đất 

Nhược điểm:

  • Phân hữu cơ vi sinh chỉ cung cấp một hàm lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, loại phân này không có khả năng cung cấp đầy đủ và không cân đối được các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Mỗi loại phân vi sinh sẽ phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Ví dụ, phân bón vi sinh vật cố định đạm sẽ chỉ dùng để bón cho nhóm cây trồng họ đậu. 
  • Ngoài ra, ngoài bón phân vi sinh còn phải tốn thêm một khoản chi phí nữa để bón hữu cơ làm thức ăn cho vi sinh vật phát triển.

Phân hữu cơ sinh học 

Đây là loại phân được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ pha trộn và xử lý theo hình thức lên men cùng một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật có lợi giúp cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Thông thường, trong phân hữu cơ sinh học có chứa khoảng 22% chất hữu cơ.

Ưu điểm:

  • Có thể dùng được cho tất cả giai đoạn phát triển của cây bao gồm: bón lót, bón thúc và bón ra hoa, ra quả.
  • Cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.
  • Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thụ, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây. 
  • Giúp phát triển hệ vi sinh vật trong đất, tăng sức đề kháng tự nhiên, hạn chế các mầm bệnh gây hại cho cây trồng.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của phân hữu cơ sinh học là giá thành tương đối cao. Tuy nhiên, đây vẫn là loại phân bón được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao.

Phân hữu cơ khoáng 

Phân hữu cơ khoáng được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ và các nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K. Trong phân này có chứa từ 8-18% khoáng chất vô cơ và ít nhất 15% các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Ưu điểm:

  • Chứa hàm lượng khoáng chất cao, cây trồng dễ hấp thụ.

Nhược điểm:

  • Phân hữu cơ khoáng khi bón liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đất trồng và hệ vi sinh vật trong đất.

Tác Dụng Của Phân Hữu Cơ Đối Với Môi Trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và gia tăng dân số, lượng rác thải ra môi trường cũng ngày một tăng lên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại đối với môi trường và sức khỏe của con người.

Các đồ dùng khó phân hủy chất thành các bãi rác gây mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng gây bệnh sinh sôi, phát triển. Hơn nữa, các chất thải hữu cơ nếu không được xử lý kỹ càng sẽ phân hủy gây mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường khí, nước, đất, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Đặc biệt, đây cũng là nơi thu hút sự cư trú, sinh sôi và phát triển của các loài như chuột, ruồi, muỗi, gián, các vi trùng mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. 

Mặt khác, phân hữu cơ được hình thành chủ yếu từ việc phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt và phế phẩm từ các nhà máy sản xuất nông nghiệp. Do đó, thay vì vứt bỏ một lượng rác thải hữu cơ “khổng lồ”, gây ô nhiễm môi trường thì chúng ta có thể tái sử dụng chúng để làm phân bón cho cây trồng. Hành động này không chỉ giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải trên bề mặt Trái Đất mà còn là một biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và thiết thực. 

Không những thế, phân hữu cơ còn mang lại nhiều giá trị lợi ích cho đất và cây trồng, có thể kể đến như:

  • Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đất và cây trồng
  • Ngăn chặn tình trạng xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng trong đất
  • Giúp tăng khả năng chống cự cho cây trồng
  • Hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh có hại cho cây
Phân hữu cơ bảo vệ môi trường, cung cấp dưỡng chất cho đất và cây trồng

    Ống Hút EQUO - Sản Phẩm Có Khả Năng Phân Huỷ Thành Phân Hữu Cơ Bảo Vệ Môi Trường

    EQUO là thương hiệu chuyên cung cấp dòng sản phẩm thiên nhiên, nổi bật trong đó là các loại ống hút thân thiện môi trường. Ống hút tự nhiên EQUO có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên chỉ sau 3-6 tháng. Sau khi được sử dụng, ống hút EQUO sẽ được dùng để ủ cùng với rác hữu cơ tạo thành nước và mùn hữu cơ. Phân mùn hữu cơ sẽ hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, giúp tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Một số sản phẩm ống hút hữu cơ EQUO được ứng dụng phổ biến trong quá trình ủ phân có thể kể đến như: ống hút cỏ, ống hút gạo, ống hút cà phê, ống hút bã mía, ống hút dừa,...

    Ưu điểm nổi bật của ống hút EQUO:

    • Được làm từ 100% thành phần thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
    • Có thể phân hủy hoàn toàn và tạo thành các thành phần hữu cơ được ứng dụng trong việc ủ phân cho đất và cây trồng. 
    • Không bị mềm hay rã khi sử dụng trong nước, thích hợp sử dụng cho mọi loại đồ uống, kể cả thức uống nóng.
    • Không chứa nhựa và các hóa chất độc hại, an toàn đối với sức khỏe của con người.
    Ống hút EQUO có khả năng phân hủy thành các chất hữu cơ làm phân bón cho đất và cây trồng

      Xu hướng sử dụng phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học đang dần được nhiều nông dân và các nhà máy sản xuất nông nghiệp quan tâm ủng hộ. Việc làm này không những hỗ trợ gia tăng chất lượng nông sản mà còn góp phần rất lớn trong công cuộc bảo vệ “sắc xanh” cho Trái Đất của chúng ta. Hành động bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng một cá nhân hay tập thể mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hãy cùng EQUO chung tay bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất - rèn luyện thói quen sử dụng ống hút sinh học thay thế ống hút nhựa. Tham khảo ngay website EQUO Việt Nam để biết thêm thông tin về các sản phẩm.

      Leave a comment

      Please note: comments must be approved before they are published.